Có nên cho trẻ sơ sinh đi bơi không? Điều này mang lại những lợi ích gì? Làm sao để tập bơi cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn nhất? Đây hẳn là thắc mắc của nhiều ông bố bà mẹ. Trong bài viết sau đây, Bilico sẽ cung cấp những thông tin chi tiết để đưa ra cho bạn câu trả lời thỏa đáng nhất!
Có nên cho trẻ sơ sinh đi bơi không?
Câu trả lời là: CÓ
Việc tập bơi cho trẻ sơ sinh khi bé còn chưa biết đi đứng nghe thì có vẻ vô lý. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia khác, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được tiếp xúc với việc tập bơi từ rất sớm. Trên thực tế, ngay từ trong bụng mẹ, bé đã có thể “bơi lội” trong tử cung của mẹ. Do đó, bơi chính là một phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh.
Video chia sẻ: Nên hay không nên cho trẻ sơ sinh đi bơi? – Nguồn: Youtube VTC 14
Ngoài ra, rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, việc cho trẻ tiếp xúc với môi trường nước ngay từ khi còn bé mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ của con sau này.
Lợi ích của việc tập bơi cho trẻ sơ sinh là gì?
#1: Kích thích não bộ phát triển
Các động tác sử dụng hai chân và hai tay quẫy đạp ở dưới nước sẽ có thể giúp cho não bộ của bé phát triển toàn diện. Kích thích các tế bào thần kinh trung ương phát triển nhanh hơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp, phản xạ và truyền thông tin giữa các phần của não bộ. Từ đó, sẽ giúp các bé cải thiện
- Khả năng đọc hiểu
- Kỹ năng ngôn ngữ
- Khả năng học tập
- Nhận thức về hình ảnh trong không gian
Một nghiên cứu kéo dài 4 năm trên 7.000 trẻ em của Đại học Griffith ở Úc cho thấy những trẻ em biết bơi có những tiến bộ về phát triển thể chất và tinh thần khi so sánh với các bạn không biết bơi.
#2: Tạo điều kiện cho cơ, xương phát triển
Quá trình học bơi sẽ thúc đẩy sự phát triển cơ bắp của trẻ từ khi còn nhỏ. Trẻ sẽ học cách phối hợp tay và chân để ngẩng cao đầu và nổi trên mặt nước. Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cho trẻ sơ sinh đi bơi không chỉ giúp phát triển sức mạnh của các cơ mà còn mang lại lợi ích bên trong giúp cho các khớp cử động linh hoạt.
Ngoài ra, bơi lội cũng rất tốt cho sức khỏe tim mạch và sẽ giúp tăng cường tim, phổi, não và mạch máu của bé.
#3: Cải thiện khả năng phối hợp, giữ thăng bằng
Cùng với việc phát triển cơ bắp, bơi lội cũng sẽ cải thiện khả năng phối hợp các bộ phận cơ thể và giữ thăng bằng. Giúp cho bé có được cơ thể dẻo dai khi lớn lên.
#4: Giúp bé ăn ngon, ngủ tốt hơn
Việc chơi đùa vận động dưới nước sẽ tiêu hao không ít năng lượng. Cơ thể chúng cần phải làm quen với môi trường mới và duy trì thân nhiệt, giữ ấm cơ thể. Do vậy, sau khi bơi phần lớn trẻ sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn và ngủ tốt hơn.
Nên cho bé tập bơi từ mấy tháng?
Theo các chuyên gia, việc cho bé làm quen với môi trường nước sớm là một cách cực kỳ hiệu quả để bé cảm nhận cuộc sống. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên lưu ý đặc biệt về độ tuổi của bé. Mỗi bé sẽ có độ tuổi bơi khác nhau phụ thuộc vào cơ địa của từng bé. Do vậy, các mẹ cần phải tham khảo ý kiến bác sỹ thật kỹ về vấn đề này.
Thông thường, thời điểm 6 tháng là giai đoạn mà cổ cũng như chân tay của bé đã cứng cáp. Do vậy, các mẹ hoàn toàn có thể cho con bắt đầu tập bơi được rồi. Ở giai đoạn này bé đã có thể đạp nước tung tóe và cảm nhận được nước. Do vậy, các mẹ có thể bắt đầu tập cho cho bé lúc bé được khoảng 6 tháng tuổi.
Gợi ý cách tập bơi cho trẻ sơ sinh (HIỆU QUẢ – AN TOÀN)
Mẹ cần chuẩn bị gì cho bé?
Trong quá trình cho bé đi tập bơi các mẹ nên lưu ý chuẩn bị những thứ sau:
- 1 chiếc khăn tắm to có phần trùm đầu để ủ ấm cho bé sau khi từ bể lên.
- Túi đựng tã, khăn tắm, quần áo.
- Phao bơi dành riêng cho trẻ sơ sinh.
- Một bình sữa ấm để trẻ có thể bú ngay sau khi từ bể bơi lên. Thông thường sau khi bé bơi xong bị đói.
- Bên cạnh 1 bình sữa, các mẹ có thể chuẩn bị cho bé 1 ít đồ ăn cho bé tập ăn dặm.
Các bước tập bơi cho trẻ sơ sinh
- Bước 1: Cho bé làm quen với môi trường nước, tập phản xạ nín thở bẩm sinh (dội nước lên đầu, nhúng chìm…)
- Bước 2: Tiếp tục bước 1. Tăng thời gian nín thở dưới nước, làm quen với chuyển động nhiều chiều trong nước để phát triển hệ thống cân bằng của cơ thể. Tập đạp chân, khua tay phát triển hệ thống cơ xương khớp
- Bước 3: Tiếp tục bước 1 và 2. Tập nổi ngửa, làm quen dần với các kỹ năng lật ngửa dưới nước.
- Bước 4: Tiếp tục bước 1, 2 và 3 kết hợp tập bơi chìm đầu (bơi chó) một đoạn ngắn và phát triển khả năng quẫy đạp dưới nước theo chiều ngang.
- Bước 5: Tiếp tục các bước 1,2,3 và 4. Tập tự lật mình nổi lên thả ngửa (kỹ năng thả nổi sinh tồn), lật sấp khi bơi, lật ngửa nghỉ khi mệt.
Làm sao để hạn chế tình trạng bé khóc lóc khi tập bơi?
Trong lần đầu tiên xuống nước bé thường có xu hướng sợ nên sẽ khóc và la hét. Các mẹ có thể thực hiện một số phương pháp sau để hạn chế tình trạng bé khóc:
- Cho bé làm quen với nước từ từ. Hãy giữ cơ thể cho bé thật chặt để cho bé không sợ. Cho bé di chuyển từ từ trong nước.
- Mặc đầy đủ phao ở tay, và phao ở cổ, phao lưng.
- Khi bé đã quen với nước, hãy cho bé tập các động tác đập nước.
- Các mẹ hãy vui đùa cùng bé.
Một số lưu ý an toàn khi tập bơi cho bé
Các quy tắc an toàn khi cho bé đi tập bơi
- Không cho bé ngâm nước quá lâu, dễ gây cảm lạnh, ảnh hưởng đến phổi của bé. Thời gian bơi trong bể chỉ nên nằm trong khoảng 15-30 phút, tùy theo độ tuổi cũng như tình hình sức khỏe. Ví dụ, bé từ 3-8 tháng tuổi chỉ nên ở dưới nước từ 7-10 phút. Trẻ trên 1 tuổi có thể bơi từ 15-25 phút.
- Nhiệt độ nước trong khoảng 36-38ºC, tương đương với thân nhiệt của bé.
- Lựa chọn bể bơi có chất lượng nước tốt. Tránh lựa chọn các bể có mùi hóa chất nồng nặc, đặc biệt là clo. Điều này có thể dẫn tới hiện tượng di ứng nước hồ bơi rất nguy hiểm.
- Trong lúc tập bơi, mẹ có thể ở bên cạnh cùng chơi đùa để trẻ yên tâm đồng thời tạo liên kết giữa mẹ và bé
- Cha mẹ cần ở cạnh và sát sao quá trình tập bơi của bé
- Có thể sử dụng một số vật dụng hỗ trợ như ống bịt tai, mũi
- Chú ý vệ sinh tai và mũi cho bé sau khi bơi.
Các thiết bị bể bơi cần có ở bể bơi dành cho bé
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé, các mẹ cần lựa chọn các hồ bơi đạt tiêu chuẩn về thiết bị như sau:
- Hệ thống lọc nước đảm bảo tiêu chuẩn.
- Chất lượng nước đảm bảo tiêu chuẩn, nồng độ pH, nồng độ clo dư, …
- Trang bị đầy đủ thiết bị cứu hộ: móc cứu hộ, áo phao cứu sinh, phao cứu sinh, … Đặc biệt phải có nhân viên cứu hộ túc trực liên tục.
- Hồ bơi có đầy đủ hàng rào bảo vệ, với chiều cao tối thiểu là 1.2m
- Có hồ dành riêng cho trẻ.
- Có đầy đủ chuông báo động dưới nước, bên trong nhà và xung quanh hồ.
Trên đây là những thông tin cần thiết về việc tập bơi cho trẻ sơ sinh. Hy vọng đã giúp ích cho các bạn khi tìm hiểu về vấn đề này. Nếu quý vị có vấn đề thắc mắc hoặc góp ý hãy để lại comment bên dưới của bài viết. Xin cảm ơn.