Tiêu chuẩn nước bể bơi bao gồm những gì? Làm thế nào đảm bảo nước bể luôn sạch và an toàn. Hãy cùng Bilico tìm hiểu thông qua bài viết chi tiết dưới đây nhé.
Quy định tiêu chuẩn nước bể bơi
Tiêu chuẩn nước hồ bơi được quy định trong THÔNG TƯ 02/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nằm trong các quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi lặn.
Các tiêu chuẩn áp dụng cho nước hồ bơi liên quan tới màu sắc, độ trong của nước, nồng độ kim loại cho phép. Cụ thể, mời bạn tham khảo bảng dưới đây:
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị giới hạn |
1 | pH | 6,5-8,0 | |
2 | Độ màu | 5-50 | |
3 | Độ cứng ( tính theo CaCO3 ) | Pt-Co | 150-500 |
Tổng lượng kiềm (tính theo CaCO3) | Mg/l | 80-50 | |
4 | Chất lượng lơ lửng | Mg/l | <20 |
5 | Oxy hòa tan | Mg/l | >6 |
6 | Asen | Mg/l | <0,05 |
7 | Cadmi | Mg/l | <0,01 |
8 | Chì | Mg/l | <0,05 |
9 | Crôm ( Cr+6 ) | Mg/l | <0,05 |
10 | Xyanua | Mg/l | <0,01 |
11 | Đồng | Mg/l | <1,0 |
12 | Florua | Mg/l | <1,0 |
13 | Kẽm | Mg/l | <5,0 |
14 | Mangan | Mg/l | 0,1 |
15 | Amoniac ( tính theo N ) | Mg/l | <0,05 |
16 | Phenol | Mg/l | <0,01 |
17 | Sắt | Mg/l | 1-5 |
18 | Sunphat | Mg/l | 200-400 |
19 | Thủy ngân | Mg/l | <0,001 |
20 | BOD | Mg/l | 0-25 |
21 | COD | Mg/l | 35 |
22 | Fecalcoli | MPN/100ml | Không |
23 | Coliform | MPN/100ml | 3 |
Trong đó, hai chỉ số quan trọng nhất là nồng độ pH và nồng độ clo.
Tiêu chuẩn về nồng độ pH
Chỉ số pH lý tưởng cho bể bơi là 7.2 – 7.6. Đây là chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến khả năng khử trùng của Chlorine trong nước, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bơi cũng như độ bền của các thiết bị hồ bơi.
Nồng độ pH từ 7.2 – 7.6 là đảm bảo tiêu chuẩn
– Trong trường hợp, pH > 7.6 là chỉ số pH trong nước ở mức cao hơn bình thường; điều này dẫn tới các chất diệt khuẩn sẽ mất tác dụng và tăng khả năng tạo cặn vôi trong thiết bị và đường ống, đồng thời lưu lượng nước đi qua hệ thống lọc sẽ bị giảm xuống.
– Nếu pH < 7.2, nước bể bơi có tính axit có thể gây kích ứng da và mắt, rất có hại cho sức khỏe người bơi, đồng thời nếu không được cân bằng lại nước bể bơi sẽ ăn mòn các thiết bị, gây ảnh hưởng đến độ bền.
>> Quý vị có thể đọc toàn bộ thông tin về nồng độ pH tại bài viết: Nồng Độ pH là gì? Top #4 Hóa Chất Cân Bằng Độ pH (Hiệu Quả Nhất
Tiêu chuẩn nồng độ clo trong nước
Nước bể bể luôn cần có một lượng clo nhất định nhằm đảm bảo khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Do đó, đo lường clo trong nước bể bơi là việc cần phải được thực hiện hàng ngày. Chỉ số clo lý tưởng đối với nước bể bơi là từ 0.6 – 1.5 mg/l.
>> Quý vị có thể đọc thêm bài viết về cách đo clo dư tại: Hướng Dẫn Đo Nồng Độ Clo Dư Trong Nước Bể Bơi (HIỆU QUẢ)
Để kiểm tra nồng độ clo cũng như pH trong nước bể bơi, bạn có thể sử dụng bộ kit test nước bể bơi rất tiện lợi và dễ dàng sử dụng.
Các tiêu chuẩn nước bể bơi quan trọng khác:
– Độ cứng: 200mg/lít.
– Độ kiềm: từ 50 đến 100mg/lít.
– Chuẩn kali phải dưới 1%.
– Mùi: Nước hồ phải trong, nhìn thấy rõ toàn bộ đáy hồ và không có mùi vị lạ.
– Màu nước: không quá 10 độ côbalt.
– Nhiệt độ nước: không quá 20 – 26oC.
Bộ kiểm tra nồng độ clo dư trong nước – Xem chi tiết
Giải pháp đảm bảo tiêu chuẩn cho nước hồ bơi đạt chuẩn
Chạy hệ thống lọc thường xuyên
Hệ thống lọc giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc lọc sạch cặn bẩn, làm sạch nước bể bơi. Để đảm bảo hiệu quả, các chủ bể bơi nên bật hệ thống lọc trong vòng ít nhất 4 – 6 giờ mỗi ngày.
Xử lý nước bằng hóa chất
Đây cũng là một khâu quan trọng để có thể giữ cho nước bể luôn sạch và an toàn. Trong quá trình vận hành, nước bể bơi nên được kiểm tra thường xuyên và định kỳ để đưa ra phương án xử lý cũng như châm thêm hóa chất phù hợp để đảm bảo các tiêu chuẩn nước hồ bơi.
Nước trong bể cần được kiểm tra và xử lý hóa chất thường xuyên
Các vấn đề thường gặp có thể kể đến
+ Nồng độ clo thấp hơn mức chuẩn: Trong trường hợp này, bạn có thể xử lý bằng các cách cho hóa chất clo viên hoặc chlorine nippon vào. Lưu ý, sau khi châm clo xong cần chờ 2 – 3 tiếng mới sử dụng.
+ Nồng độ clo cao hơn mức chuẩn: Để cho clo tự bay hơi, hoặc xử lý bằng cách trung hòa clo sử dụng dung dịch oxy già H2O2 làm giảm nhanh giá trị clo dư của nước hồ bơi về mức tiêu chuẩn.
+ Chỉ số pH cao thấp hơn mức chuẩn: Nếu pH đo được nhỏ hơn 7.2 bạn sử dụng hóa chất pH+ với liều lượng: Cứ 100m3 tương đương với 1kg pH+ cho 0,1 thang điểm trên thang đo pH.
+ Nếu pH đo được cao hơn 7.6, ta sử dụng hóa chất pH- với liều lượng 1kg PH- sẽ tương đương với 100m3 nước, và sẽ giảm tương ứng với 0,1 thang điểm PH.
Hóa chất bể bơi pH– – Xem sản phẩm
Thường xuyên cọ rửa vệ sinh bể bơi
Trong quá trình sử dụng và đặc biệt là sau khi xử lý bằng hóa chất hồ bơi, bể thường sẽ xuất hiện cặn lắng. Chính vì vậy, việc hút vệ sinh cũng như chà rửa đáy và thành bể là việc làm cần thiết để có ngăn chặn sự phát triển của rêu tảo cũng như đảm bảo nước bể luôn trong sạch.
Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có được những thông tin bổ ích về các tiêu chuẩn nước hồ bơi và cách thức xử lý nước đạt chuẩn. Để được tư vấn kỹ hơn về kiến thức bảo trì bể bơi cũng như đặt mua hóa chất xin vui lòng liên hệ hotline: 0986.168.007