Bạn đang thắc mắc “tại sao oxy già sủi bọt” khi nhỏ vào vết thương? Có nhiều người cho rằng đó là chất bẩn sủi lên? Vậy điều đó có thực sự chính xác không? Trong bài viết này, Bilico sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết để giải đáp vấn đề trên.
Tại sao nước oxy già sủi bọt?
Khi sử dụng oxy già lên miệng vết thương, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy hiện tượng sủi tăm. Vậy hiện tượng sủi tăm khi sử dụng oxy già này từ đâu mà ra? Oxy già có thành phần chính là hydrogen peroxide (H2O2). Hợp chất này khi tiếp xúc với một loại enzyme catalase có trên miệng vết thương sẽ gây ra hiện tượng sủi bọt.
Hóa chất H2O2
Trong cơ thể hầu hết các sinh vật sống đều tồn tại catalase. Do vậy, khi mô bị tổn thương, enzim này sẽ được giải phóng. Khi tiếp xúc với hydrogen peroxide (H2O2), catalase sẽ là chất xúc tác gây ra quá trình phân hủy H2O2 thành nước (H2O) và khí oxy (O2). Phương trình phản ứng như sau:
2H2O2 → 2 H2O + O2
Bọt bong bóng mà bạn nhìn thấy khi đổ dung dịch oxy già lên miệng vết thương chính là bong bóng khí oxy. Phản ứng này xảy ra rất nhanh đặc biệt là khi có sự tham gia của các chất xúc tác như sắt ở trong máu. Nếu bạn không thấy hiện tượng sủi bọt xảy ra thì rất có khả năng oxy già đã hết hạn sử dụng và không còn phát huy tác dụng.
Như vậy, quý vị đã có câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao nước oxy già sủi bọt” rồi phải không? Điều này xảy ra là do phản ứng phân hủy H2O2 khi gặp enzyme Catalase
Sử dụng Oxy già không đúng cách có nguy hiểm không?
Nước oxy già từ lâu đã được biết đến như một chất khử trùng quen thuộc, dễ tìm với giá thành phải chăng. Sản phẩm này có thể tìm thấy ở hầu hết các tủ thuốc của các gia đình. Nó mang đến nhiều công dụng như làm sạch vết thương, khử mùi, xử lý nước bể bơi, làm sạch ống chân răng và hốc tủy răng, cầm máu. Nguyên nhân là do oxy già có khả năng oxy hóa rất mạnh giúp tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn tồn tại trong tế bào.
Tuy nhiên, chính vì khả năng oxy cực mạnh này lại mang đến những vấn đề rất lớn. Bên cạnh công dụng sát khuẩn tiêu diệt vi khuẩn có hại, nó cũng vô tình tiêu diệt luôn vi khuẩn có lợi như enzyme catalase. Như vậy, việc tiêu diệt các vi khuẩn có lợi sẽ khiến vết thương lâu lành hơn, thậm chí có thể để lại sẹo.
Đặc biệt , nếu sử dụng quá liều lượng khiến hợp chất xâm nhập vào máu sẽ gây ra tắc nghẽn động mạch gây đột tử. Theo thông báo của tổ chức WHO, năm 1994 đã xuất hiện 1 trường hợp bị tử vong do sử dụng quá nhiều oxy già để khử trùng. Do vậy, khi thực sử dụng phải rất lưu ý trong quá trình sử dụng.
=> Do vậy, để khử trùng các vết thương, quý vị chỉ cần rửa sạch bằng hỗn hợp nước sạch, nước muối sinh lý và dung dịch xà phòng. Không nhất thiết lạm dụng hóa chất H2O2.
Lưu ý khi sử dụng oxy già
- Không sử dụng với nồng độ quá cao tránh dẫn tới tổn thương mô (vì thế dung dịch ở nồng độ 27%, 30% cần được pha loãng trước khi dùng cho vết thương)
- Oxy già có thể gây kích ứng, bỏng da, niêm mạc. Cần lưu ý khi sử dụng để rửa miệng, hoặc súc miệng.
- Không bôi nước oxy già lên những vùng da đang lành sẽ gây tổn thương, làm cho vết thương lâu lành hơn.
Tùy vào mục đích sử dụng mà chọn nồng độ phù hợp. Tham khảo bảng dưới đây:
Mục đích | Nồng độ oxy già |
Khử trùng vết thương, vết loét trên da | Dung dịch từ 1,5 – 3% hoặc dạng gel 1,5% bôi tại chỗ |
Rửa miệng, hoặc súc miệng | Pha loãng nồng độ 1,5 – 3% với nước |
Làm sạch những vết thương nhỏ ở miệng hoặc lợi, | Dạng gel 1,5% |
Loại bỏ ráy tai | Pha loãng dung dịch 6% trước khi nhỏ |
Xử lý nước bể bơi | Sử dụng loại dung dịch oxy già công nghiệp nồng độ 30%. |
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi tại sao oxy già sủi bọt. Bilico hy vọng, nhưng giải đáp trên đã giúp bạn hiểu chi tiết được vấn đề. Cảm ơn quý vị đã dành thời gian để theo dõi bài viết. Nếu thấy hữu ích hãy để lại comment và share bài viết. Xin cảm ơn.